Tin du lịch châu Đại Dương

Tin tức về bảo hiểm du lịch

Câu hỏi thường gặp về bảo hiểm du lịch

Admin
16/12/2020

Câu hỏi thường gặp

1. Thế nào là bảo hiểm du lịch?

Bảo hiểm du lịch là sản phẩm bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ xảy ra đối với Người được bảo hiểm khi đi du lịch hoặc công tác (nước ngoài hoặc trong nước).

2. Tại sao tôi cần mua bảo hiểm du lịch khi đi công tác hoặc du lịch?

Bạn cần có bảo hiểm du lịch vì 2 lý do cơ bản như sau:

(i) Để bảo vệ tài chính cho bạn trước các rủi ro tiềm ẩn và không lường trước được khi đi xa nhà, ví dụ:

Không được hoàn vé bay và chi phí khách sạn đã đặt cọc khi chuyến bay bị trì hoãn,hành lý đến chậm, mất hành lý cá nhân bị ốm hoặc dị ứng có thể phải điều trị hoặc nhập viện do thay đổi khí hậu thương tật, tử vong do tai nạn phải bồi thường cho người khác nếu làm thiệt hại tài sản của họ hoặc làm họ bị thương trong chuyến đi

(ii) Làm thủ tục xin cấp visa nhập cảnh

Hiện tại rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu (ví dụ Đức, Pháp, Anh…) yêu cầu khách du lịch đến các nước này là cần có bảo hiểm du lịch. Chính vì vậy, mua bảo hiểm du lịch là điều kiện tiên quyết để có thể được cấp visa vào các nước này.

3. Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm du lịch với các CTBH nào? Và chương trình nào thường được shopdulich.vn giới thiệu cho khách hàng?

Hiện tại có nhiều công ty bảo hiểm có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm du lịch cho khách hàng trên thị trường.

4. Khách hàng được hưởng các Quyền lợi bảo hiểm như thế nào khi tham gia chương trình bảo hiểm du lịch ra nước ngoài?

Có nhiều sản phẩm bảo hiểm du lịch được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm khác nhau trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, về cơ bản sản phẩm bảo hiểm du lịch cung cấp cho người được bảo hiểm các quyền lợi sau:

1. Các chi phí y tế điều trị phát sinh trong chuyến đi do tai nạn, ốm đau bất ngờ

2. Vận chuyển y tế khẩn cấp (được thực hiện bởi SOS)

3. Đưa thi hài về Việt Nam hoặc về nước nguyên xứ trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong theo yêu cầu của người thân thực hiện bởi SOS

4. Bị mất. Chi phí thăm thân tại bệnh viện cho 01 người thân đi thăm NĐBH trong trường hợp NĐBH phải nằm viện (từ 5 ngày trở lên) hoặc tử vong. Các chi phí này bao gồm chi phí vé máy bay khứ hồi hạng thường và chi phí ăn ở hợp lý.

5. Chi phí chăm sóc trẻ em (hay hồi hương trẻ em) trong trường hợp NĐBH phải nằm viện điều trị ở nước ngoài hoặc tử vong. CTBH sẽ thanh toán chi phí vé máy bay hạng thường và chi phí ăn ở hợp lý cho 01 người thân của NĐBH để đưa trẻ em về nhà.

6. Trường hợp cần hủy bỏ chuyến đi: CTBH thanh toán tiền vé và tiền phòng đã trả trước nhưng không đòi lại được do hủy chuyến đi phụ thuộc điều kiện cụ thể của từng đơn

7. Chi phí trang bị hành lý tư trang cá nhân trong trường hợp hành lý bị mất hoặc đến chậm.

8. Giấy tờ đi đường: Các chi phí xin cấp hộ chiếu mới, vé vận chuyển và các giấy tờ đi lại khác + chi phí cho việc đi lại và chỗ ở của người được bảo hiểm trong thời gian làm lại giấy tờ.

9. Chi phí phát sinh do chuyến bay bị trì hoãn hoặc lỡ nối chuyến tại nước ngoài:

+  Trách nhiệm cá nhân khi ở nước ngoài: các chi phí bồi thường mà NĐBH có trách nhiệm pháp lý phải trả cho bên thứ ba về những thiệt hại về người và tài sản do lỗi bất cẩn của NĐBH gây ra.

+ Toàn bộ các quyền lợi của chương trình bảo hiểm đều có hiệu lực khi chúng xảy ra bởi các hành động khủng bố khi người được bảo hiểm ở nước ngoài

5. Khi nào NĐBH bắt đầu được bảo hiểm? Có phải từ khi họ rời khỏi nhà hoặc văn phòng để bắt đầu hành trình?

Thông thường đối với các sản phẩm bảo hiểm du lịch, phạm vi bảo hiểm cho tất cả các phần trừ phần “Cắt Bớt hay Hủy Bỏ Chuyến Đi” bắt đầu từ ngày và thời điểm khởi hành tính từ điểm khởi hành quốc tế tại Nước Xuất Xứ và kết thúc vào thời điểm trở về Nước xuất xứ tại khu vực đến quốc tế hoặc vào lúc nửa đêm của ngày cuối cùng của Thời Hạn Bảo Hiểm, tùy theo thời điểm nào sớm hơn sẽ được áp dụng. Đối với phạm vi bảo hiểm theo phần “Cắt Bớt hay Hủy Bỏ Chuyến Đi,” hiệu lực bảo hiểm bắt đầu kể từ ngày phát hành Đơn Bảo Hiểm và kết thúc vào ngày bắt đầu lộ trình như quy định trước chuyến đi.

6. Các điều khoản loại trừ chính trong đơn bảo hiểm du lịch nước ngoài là gì?

Chiến tranh, hành động của kẻ thù ngoại bang, nội chiến, xâm lược, cách mạng, nổi loạn, sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm quyền.

Bất kỳ Thương tích, Ốm đau hay Bệnh tật nào xuất phát từ những nguyên nhân sử dụng hoặc thất thoát, rò rỉ các chất hạt nhân, phóng xạ, các loại hóa chất hoặc chế phẩm sinh học chứa độc tố

Hành vi cố ý trái pháp luật của NĐBH

NĐBH không áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của mình hay để tránh thương tích hay giảm thiểu khả năng rủi ro

Tham gia hay điều khiển phương tiện trong các cuộc đua, tham gia vào những hoạt động thể thao chuyên nghiệp để có phần thưởng hoặc thu, đi lại bằng đường không trừ khi là hành khách trên máy bay;

Có thai, sinh nở và bất kỳ Thương tích hay Ốm đau nào có liên quan đến việc mang thai hay sinh nở;

Tự tử hay có ý định tự tử, cố ý gây thương tích cho bản thân trong khi mất trí hay tỉnh táo, ngộ độc hay sử dụng các loại thuốc hoặc dược phẩm không theo chỉ dẫn của bác sĩ;

Bất kỳ Tình trạng sức khoẻ nào hiện có trước khi tham gia bảo hiểm;

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, AIDS, nhiễm HIV và các bệnh khác có liên quan đến AIDS;

Rối loạn về tâm thần, hệ thần kinh hay mất ngủ nhưng không bao gồm trường hợp mất trí;

Người được bảo hiểm phục vụ trong hải quân, lục quân hay không quân, tiến hành các hoạt động hay tham gia thử nghiệm các loại phương tiện vận chuyển, được thuê hay được phân công làm lao động thủ công trong khi ở ngoài khơi, khai mỏ, chụp ảnh bằng máy bay hay xử lý các loại chất nổ, vũ khí, đạn dược;

Mất tích một cách bí ẩn;

Khi NĐBH không đủ sức khoẻ để di chuyển hoặc di chuyển trái với lời khuyên của Người có đủ tiêu chuẩn hành nghề y; Khi mục đích của Chuyến đi là chữa bệnh hay chăm sóc y tế.

7. Nếu doanh nghiệp chỉ có một vài nhân viên đi công tác trong năm, họ có thể tham gia loại hình bảo hiểm nào cho nhân viên?

Họ có thể tham gia Chương trình bảo hiểm theo chuyến:

Đây là hình thức phổ biến nhất, áp dụng cho cả đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức. Trước mỗi chuyến đi khách hàng sẽ cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết bằng cách điền đầy đủ vào Giấy yêu cầu bảo hiểm được CTBH cung cấp (tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, ngày đi, ngày về, chương trình lựa chọn, điểm đến), nộp phí bảo hiểm sau đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cùng các hướng dẫn về thủ tục bồi thường có liên quan.

8. Nếu doanh nghiệp có nhiều nhân viên đi công tác trong năm, họ có thể tham gia loại hình bảo hiểm nào?

Trường hợp khách hàng có nhân viên đi công tác/du lịch thường xuyên với số lượng nhiều, họ có thể tham gia chương trình bảo hiểm mở (open travel policy) được thu xếp một năm cho nhiều người.

Quy trình thực hiện như sau:

NĐBH khi tham gia bảo hiểm sẽ phải thanh toán cho CTBH một khoản phí đặt cọc tối thiểu, thông thường từ 500$ -1000$ tùy thuộc vào thông tin về số lượng nhân viên đi và số chuyến đi trong năm và được cấp một hợp đồng du lịch mở với các điều kiện họ đã thống nhất trước với CTBH.

Trong năm bảo hiểm, tùy thuộc vào điều kiện của hợp đồng:

đại diện của NĐBH sẽ gửi danh sách và các thông tin cần thiết có liên quan cho CTBH thông qua Aon trước từng chuyến đi của nhân viên. CTBH sẽ ghi nhận các thông tin này (hoặc sẽ cấp các Giấy chứng nhận bảo hiểm trong trường hợp khách hàng có yêu cầu riêng) và thông báo với SOS để trong các trường hợp có rủi ro xảy ra khách hàng sẽ có sự hỗ trợ ngay của ISOS.

Hoặc gửi toàn bộ thông tin khai báo các chuyến đi phát sinh trong tháng hoặc trong quý tới CTBH theo yêu cầu của điều kiện khai báo trong đơn

Tới cuối năm bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện cân đối chi phí thực tế phát sinh của khách hàng với số tiền đặt cọc. Nếu số phí thực tế của khách hàng phát sinh cao hơn phí đặt cọc đầu năm thì khách hàng phải thanh toán thêm cho công ty bảo hiểm khoản chênh lệch. Trong trường hợp phí bảo hiểm thực tế phát sinh của khách hàng thấp hơn so với khoản tiền đặt cọc đầu năm thì CTBH:

Sẽ hoàn trả lại cho khách hàng khoản chênh lệch đó nếu khoản phí đặt cọc đó là phí đặt cọc tối thiểu có thể hoàn lại không hoàn lại cho khách hàng khoản chênh lệch đó nếu khoản phí đặt cọc đó là phí đặt cọc tối thiểu không hoàn lại (minimum and non-refundable premium)

(Phí bảo hiểm thực tế được tính trên cở sở phí tính cho từng chuyến theo biểu phí tiêu chuẩn)

Hợp đồng bảo hiểm du lịch mở sẽ được tái tục hàng năm.

Lợi ích của loại hợp đông này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc khai báo và thanh toán phí, bảo đảm quyền lợi của nhân viên khi đi công tác trong trường hợp sơ suất không kịp mua bảo hiểm cho nhân viên trước chuyến đi của họ (đối với loại hình hợp đồng mở không cần khai báo trước chuyến đi).

9. Nếu doanh nghiệp chỉ có một vài nhân viên đi công tác nhưng đi rất nhiều lần trong năm, họ có thể tham gia loại hình bảo hiểm nào?

Họ có thể tham gia chương trình Bảo hiểm du lịch năm (annual business travel):

Quy trình thực hiện như sau:

CTBH cấp một hợp đồng bảo hiểm du lịch năm với phí tính cho 1 năm cho doanh nghiệp. Mỗi cá nhân có tên trong hợp đồng bảo hiểm sẽ được cấp một thẻ membership có đầy đủ họ tên và số hợp đồng bảo hiểm. Các cá nhân này sẽ có quyền được đi công tác/du lịch nước ngoài không giới hạn số lần trong năm và doanh nghiệp cũng không cần khai báo cho công ty bảo hiểm trước các chuyến đi của họ.

Lưu ý: thời hạn tối đa cho một chuyến đi là không quá 90 ngày, nếu quá thời hạn trên thì khách hàng cần phải thông báo ngay cho công ty bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm này cũng là hợp đồng tái tục hàng năm.

10. Biểu phí gia đình áp dụng cho bao nhiêu người, nếu gia đình có nhiều người thì phí bảo hiểm được tính như thế nào?

Biểu phí gia đình áp dụng cho 3 người bao gồm: vợ, chồng và một người con hợp pháp. Những người còn lại sẽ áp dụng theo biếu phí cá nhân.

11. Khi xảy ra tai nạn, ốm đau ở nước ngoài, làm thế nào để Công ty bảo hiểm vận chuyển người bệnh đến Bệnh viện một cách nhanh chóng?

Thông qua Công ty cứu trợ toàn cầu tại địa điểm du lịch, người được bảo hiểm sẽ được đưa đến bệnh viện gần nhất ở quốc gia đó đáp ứng nhu cầu chữa trị ốm đau, thương tật.

12. Khi ở nước ngoài, những thông tin về: chuyến đi, Đại sứ quán, dịch thuật, người cung cấp y tế..., tôi sẽ phải gọi về Công ty bảo hiểm trong nước để được hỗ trợ phải không?

Không, bạn chỉ cần gọi theo đường dây nóng cho Công ty cứu trợ toàn cầu có mặt ở khắp các quốc gia, bạn sẽ được hỗ trợ bằng tiếng Việt.

13. Nếu xảy ra tai nạn, ốm đau phải vào bệnh viện ở nước ngoài. Chi phí điều trị tôi phải thanh toán trước cho Bệnh viện, Công ty bảo hiểm sẽ giải quyết sau cho tôi phải không?

Không, Bạn sẽ được Công ty cứu trợ toàn cầu bảo lãnh hoặc thanh toán các chi phí y tế hợp lý. Bạn không phải chi ra một khoản nào trong phạm vi bảo hiểm.

14. Tôi có phải kiểm tra sức khoẻ khi tham gia bảo hiểm không?

Không, bạn chỉ cần cung cấp thông tin trung thực trong bảng hỏi mà công ty bảo hiểm yêu cầu.

15. Nếu vì một lý do khách quan, chuyến đi của tôi bị cắt ngắn hay huỷ bỏ thì tôi có được bảo hiểm bồi thường không?

Có, nếu lý do của việc cắt ngắn hay huỷ bỏ chuyến đi nằm trong phạm vi bảng quyền lợi mà Công ty bảo hiểm cung cấp cho bạn.

16. Nếu có sẵn bệnh trong người thì có được mua bảo hiểm du lịch quốc tế không?

Bạn vẫn được mua bảo hiểm du lịch quốc tế. Tuy nhiên những tổn thất phát sinh từ nguyên nhân bệnh có sẵn sẽ không được bồi thường; chỉ bồi thường cho tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm mà công ty cung cấp cho bạn.

17. Trong trường hợp có trẻ em đi cùng, nếu Người được bảo hiểm không thể trông nom được vì một lý do bất khả kháng, thì trẻ em sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?

Nếu trẻ em dưới 14 tuổi đi kèm với người được bảo hiểm không có người trông nom trong quá trình du lịch ngoài lãnh thổ VN do người bảo hiểm bị tổn thương nghiêm trọng. Cty cứu trợ sẽ thu xếp chi phí ăn ở, đi lại hợp lý để đưa trẻ em về nước xuất hành.

18. Qui định về bảo hiểm hành lý? Trường hợp nào thì được bồi thường ?

Các trường hợp về hành lý và vật dụng riêng bị thiệt hại có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân: cháy, nổ, phương tiện chuyên chở bị đâm va, chìm, lật đổ, rơi và mất nguyên kiện hành lý gửi theo chuyến hành trình.

Những đồ vật bị mất, thiệt hại theo lời khai của Người được bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm xem xét, giải quyết theo giá trị thực tế của nó tại thời điểm bị mất, thiệt hại trên cơ sở giá của vật mới tương tự ở nước bán hàng tại thời điểm trả tiền bồi thường.

Đồ vật hỏng nhẹ, nếu sửa chữa hay thay thế phụ tùng có thể dùng được, cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng tại nước ngoài hoặc ở Việt Nam. Giới hạn bồi thường đối với bất kỳ một khoản nào ghi trong danh mục, hành lý và vật dụng riêng là 20% Số tiền bảo hiểm về hành lý ghi trong Hợp đồng bảo hiểm. Một cặp hoặc một bộ của đồ vật được coi là một khoản mục.

Trường hợp mất nguyên kiện hành lý gửi theo chuyến hành trình, cơ quan bảo hiểm bồi thường cho Người được bảo hiểm tối đa đối với mỗi một kg hành lý là 2% Số tiền bảo hiểm hành lý.

Trường hợp hành lý hoặc vật dụng riêng đã được bồi thường do bị mất, sau được tìm thấy thì Người được bảo hiểm có quyền nhận lại hành lý đã tìm thấy và hoàn lại số tiền cơ quan bảo hiểm đã bồi thường. Nếu Người được bảo hiểm không nhận lại số tài sản này trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hiểm, thì cơ quan bảo hiểm có quyền xử lý số tài sản đó để bù đắp số tiền đã bồi thường.

Các trường hợp dưới đây không được bồi thường những thiệt hại về hành lý:

+ Mất vàng, đá quý, kim loại quý, tiền mặt, séc, hộ chiếu, bằng lái xe, vé các loại, chứng từ có giá trị như tiền, bản vẽ, bản thiết kế.

+ Đồ vật bị xây xát, ướt, mà không làm mất chức năng của nó.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trưng thu, cầm giữ hoặc tịch thu.

19. Trường hợp bị mất vật dụng khi đi du lịch mà không có giấy tờ nào xác nhận đó là loại máy nào, đời nào, năm sản xuất, giá bao nhiêu…, có được bồi thường?

Cơ quan bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các vật dụng bị mất mà không có giấy tờ xác nhận.

20. Các qui định về hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm?

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo gồm các chứng từ sau đây:

– Đối với khiếu nại về “Tai nạn cá nhân”: Hồ sơ bệnh án của bệnh viện hay bác sĩ cung cấp những chi tiết về tính chất của tổn thương và mức độ và khoảng thời gian của thương tật, biên bản của Cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn.Trường hợp chết phải có Giấy chứng tử và biên bản điều tra liên quan.

– Đối với khiếu nại về “Chi phí Y tế”; “Trợ cứu Y tế” và “Cắt ngắn hay hủy bỏ chuyến đi”: Tất cả hóa đơn, biên lai, vé, cuống vé, hợp đồng hoặc các thoả thuận liên quan tới khiếu nại và trong trường hợp khiếu nại về điều trị y tế thì phải cung cấp đầy đủ giấy tờ của bệnh viện, ý kiến của bác sĩ , trong đó ghi rõ chẩn đoán về bệnh tật được điều trị và bản tóm tắt quá trình điều trị bao gồm cả đơn thuốc theo toa và các dịch vụ được cung cấp.

– Đối với khiếu nại về “Hành lý và tư trang”, “Hành lý bị trì hoãn”, hoặc “Mất giấy tờ thông hành”: Cung cấp tất cả những chi tiết bao gồm hóa đơn ghi rõ ngày mua, giá, mẫu mã và loại của hạng mục bị mất hay bị thiệt hại, một bản thông báo khẩn cho hãng hàng không/hãng vận chuyển và văn bản xác nhận khi tài sản bị mất hay tổn thất thiệt hại xảy ra trong quá trình quá cảnh và biên bản có xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền khi tổn thất vừa xảy ra. Các thông báo tổn thất tới các cơ quan liên quan có thẩm quyền phải được thực hiện trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi sự cố xảy ra.

– Giấy tờ chứng minh quyền thụ hưởng thừa kế hợp pháp trong trường hợp Người được bảo hiểm chết hay giấy ủy quyền nhận tiền bảo hiểm trong trường hợp thay mặt Người được bảo hiểm nhận tiền bào hiểm.

Trường hợp Người được bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, phải có giấy ủy quyền hợp pháp.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: